VẬT LIỆU ÐỂ LÀM GIÀY P1 - Vật tư da giày Vân Hà

VẬT LIỆU ÐỂ LÀM GIÀY

vậy liệu da để làm giầy

Các bạn có thể xem lại bài      ” Vật liệu để làm giầy P2 “: Tại đây
                                                ” Vật liệu để làm giầy P3 “: Tại đây
1.    DA THẬT
Da là loại vật liệu thích hợp nhất cho mũ giày, lớp lót đế trong, đế ngoài, gót, mũ giày, chất độn cứng. Da cho giày thường được sản xuất từ bê, bò, trâu, dê và cừu. Nguồn Da Và Các Tính Chất Của chúng:
a)    Da bê: Thường được thuộc bằng phương pháp Chrom. Có diện tích khoảng từ 5-15sq .ft (1sq.ft=30cm vuông). Da bê có cấu trúc sợi khép sát gần nhau, không khác nhau nhiều về tính chất trên toàn miếng da. Loại da này phẳng cứng và nếu đươc hoàn tất thành da suede sẽ có cảm giác như cao su với đặc điểm là rất bền. Sử dụng để sản xuất giày nam hoặc nữ chất lượng cao.
b)    Da bò: Chúng được cắt thành hai mảnh dọc theo xương sống và được gọi là sides. Mỗi miếng thường có diện tích khoảng 11-35sq.ft và được thuộc lần thứ hai bởi chrom, semi-chrom. Chúng có cấu trúc sợi bền, mặt grain thô với cảm giác nặng. Cấu trúc sợi chặt ở vùng lưng và lỏng lẻo ở vùng bụng. Phần bề mặt được hoàn tất thành da grain phẳng, hay grain in và phần da chẻ được chế biến thành da suede. Da hông được dùng làm mũ giày và các loại giày hạng trung. Nếu da được thuộc theo cách thuộc thực vật thì được sử dụng làm đế, đế trong, viền đế, và phần da chẻ dùng làm mũi giày và lớp độn cứng .
c)     Da dê non: Có diện tích khoảng 1,5-3,5 sq.ft có cấu trúc sợi chặt chẻ, mặt grain đẹp. Sử dụng làm giày nữ cao cấp.
d)    Da dê: Có diện tích 4-8 sq.ft có cấu trúc sợi khác nhau giữa lưng và bụng. Dày, bề mặt bóng. Ðược hoàn tất bằng resin hoặc polyurethane và được dùng làm giày hạng trung cho phụ nữ. Loại da này được thuộc bằng thực vật thì được sử dụng làm da lót trong (linings).
e)    Da cừu: Có cấu trúc sợi lỏng lẻo, mặt grain lỏng, tính chất nhẹ với cảm giác mềm. Có diện tích 2 – 9 sq.ft. Da cừu thường được sử dụng làm da lót trong.
 
Các loại da trên được chuyển thành da thuộc theo các giai đoạn khác nhau. Sơ lược như dưới đây:
  •  Da sống được xử lý để bảo tồn bằng cách: Rải muối ăn lên khắp mặt trong của da. Diệt khuẩn bằng natri arsenate. Một đống da được giữ như thế có khoảng 50 tấm.
  •  Ngâm: Da sau đó được ngâm, giặt trong nước để tẩy bụi, máu và muối.
  • Cạo mỡ và lông: Da sau đó được ngâm vào trong hỗn hợp gồm có nước, vôi, natri sunfit. Lớp da bên ngoài trở nên mềm và thuận lợi để cạo lông và thịt mỡ.
  • Khử vôi (Deliming): Là qúa trình tẩy kiềm (vôi) bằng cách rửa trong nước có thêm amonium chloride hoặc sunfat trong các hố hoặc trong các trống. Vôi được tẩy ra ngoài dưới dạng các muối canxi tan .
  • Bating: Là một qúa trình ngâm da trong nước và thêm vào đó các loại men (enzymes) để lấy đi các loại protein thừa, da sẽ trở nên mềm và phẳng.
  • Pickling : Là qúa trình xử lý da với dung dịch muối ăn và acid để chuẩn bị cho qúa trình thuộc bằng crôm. Ðến đây da thu được gọi là da thô.
  • Thuộc da (Tanning): Da thô được ngâm trong nước chứa vỏ cây hoặc muối khoáng trong thời gian qui định. Crômtrioxit (bột crôm) được cho thêm vào và sau khi thấm hoàn toàn, quá trình thuộc da được hoàn tất bằng việc tăng pH từ 3.5 đến 4.0. Thuộc da theo cách này được gọi là WET BLUE. Một vài phương pháp thuộc da khác là thuộc Aluminium, thuộc Zirconium và thuộc da dầu được tiến hành phụ thuộc vào các thuộc tính vật lý và hóa học được yêu cầu cho da sản phẩm.
  • Draining và Sammying: Da sau đó được chất thành đống. Nước thuộc da chảy một cách chậm chạp qua các tấm da này. Ðiều này cho phép chất thuộc gắn chặt vào các phần chưa được thuộc của da. Sammying là sự hong khô cho phép hơi ẩm trong các tấm da thuộc được phân bố đều. Sử dụng dụng cụ ép bằng tay để vắt khô nước. Tấm da sau đó được trải phẳng để không bị nếp gấp .
  • Chẻ da (Splitting): Da được chẻ theo các độ dày yêu cầu. Da được cạo nhẵn ngay sau khi chẻ.
  • Nhuộm màu và tẩm dầu cho da (Retanning/ Dyeing/ Fatliquoring): Các tấm da này được thuộc lại trong một chất lỏng gồm nước, tác nhân tái thuộc và tác nhân trung hòa. Sự nhuộm da được tiến hành với chất lỏng chứa thuốc nhuộm trong nước ở nhiệt độ thích hợp và sau đó được làm mềm. Các chất thuộc thực vật, nhựa polymer, syntan, chrome hoặc glutaraldehyt được sử dụng riêng hoặc kết hợp.
  • Draining và Setting: Các tấm da được đặt chồng lên trên những khung gỗ được gọi là những con ngựa, để khô và cho phép chất làm mềm gắn vào trong da. Chúng được mài giũa cả hai mặt bởi những người thợ khéo.
  • Làm khô (Drying): Da được treo và để khô qua đêm. Phương pháp khác là cột, đập và làm khô bằng máy hút bụi.
  • Conditioning: Làm cân bằng hơi ẩm chứa trong cả hai mặt da, nhờ đó da trở nên mềm. Da được nhúng trong nước và chất đống trên bề mặt bằng phẳng có lót các tấm nhựa.
  • Staking: Những tấm da này được kéo ra sau và tới truước trên một cái lưỡi kim loại trong một cái khung gỗ dựng đứng nhằm làm cho da mềm.
  • Drying và flattening: Da được đóng đinh trên một tấm gỗ để làm căng và phẳng da.
  • Buffing: Mặt grain (mặt chứa lỗ chân lông) của da được mài với một chất mài mòn để lấy đi các khiếm khuyết trên da.
  • Hoàn tất da (Finishing): Sự lựa chọn phương pháp hoàn tất phụ thuộc vào cách thuộc da, nhuộm da và làm mềm da. Hoàn tất da được chia thành: (a) Aniline, (b) Semi aniline, (c) Resin, (d) Protein và (e) Patent.
Trước hết, da được mài ở bề mặt thịt và được tẩy sạch bụi. Mặt grain được làm sạch bằng một dung môi yếu của thuốc nhuộm được thêm một ít axít acetic, axít lactic, amoniac hoặc methylated spirit. Nếu cần, một tác nhân làm ướt có thể được cộng thêm. Sự xử lý này nhằm làm sạch mỡ trên bề mặt grain, làm ướt và khai phá lớp mặt grain của da.
a)    Hoàn tất Aniline: Ðược áp dụng cho các loại da thuộc thực vật, thuộc full-chrom và semi-chrom để có được vẻ sáng trong trên bề mặt grain. Hoàn tất Aniline bao gồm: (1) Màng cứng hình thành từ các hợp chất như albumin trứng, gelatin, casein hoặc shellac, loại màng này tạo độ bóng cao (2) Một tác nhân dẻo hóa hoặc làm mềm như dầu đỏ thổ nhĩ kỳ, glycerin, dầu sunfonat hóa để tránh màng này trở nên cứng dòn (3) Một tác nhân chống ma sát như mỡ, sữa, dầu sunfonat hóa và (4) Một tác nhân làm đầy (filling) chứa tinh bột hay casein. Các đặc điểm của hoàn tất Aniline (hoặc glaze) thì cho độ bóng cao, bề mặt bằng phẳng và phô bày vẻ tự nhiên của mặt grain.
b)    Hoàn tất Semi-Aniline: Chứa một lượng nhỏ chất nhuộm vô cơ như là chất phụ gia. Một vài khiếm khuyết trên mặt grain được che phủ, tuy nhiên mặt grain tự nhiên không được rỏ ràng như trong hoàn tất aniline.
c)     Hoàn tất Resin: Chất tạo kết dính là do sự phân tán của acrylic trong nước. Lớp phủ ngoài là 1 lớp lacquer hoặc nhũ lacquer. Ðể bổ sung cho sự phân tán resin người ta sử dụng protein hòa tan, chất dẻo hóa. Những lớp hoàn tất này tạo ra những màng nhựa chịu nhiệt, mềm ở cả nhiệt độ cao và thấp, cho bề mặt bằng phằng. Những màng này cho ấn tượng sắc sảo khi trang trí nổi.
d)    Hoàn tất Lacquer Cellulose: Hoàn tất Cellulose được biết như lacquer chứa cellulose nitrat, dung môi như butyl acetat, amyl acetat,…; chất dẻo hóa như butyl phtalat, amyl phtalat, butyl stearat, dầu thầu dầu, chất pha loãng như benzen, toluen và được nhuộm màu bởi thuốc nhuộm hay pigments.
e)    Hoàn tất PolyUrethan: Cũng được gọi là hoàn tất da Patent tức là ghép một màng mỏng PU lên bề mặt da.
Da giả là những chất liệu nhân tạo có vẻ ngoài giống như da, hầu hết được sử dụng làm mũ giày và lớp lót trong. Một vài loại chất liệu này có các thuộc tính vật lý tương tự như da thật. Những loại vật liệu này có gía trị như các loại sợi phủ (fabric). Chúng có lớp phủ như PU, PVC trên sợi. Sợi có thể tự nhiên hoặc nhân tạo hoặc một sự pha trộn cả hai. Những loại sợi này có thể được nhuộm màu, in, trang trí nổi cho lớp hoàn tất hấp dẫn như da thật.

Tags: , , ,

Bình luận