Chất liệu da từ lâu đã trở thành nguồn nguyên liệu phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Từ da chúng ta có thể làm ra rất nhiều đồ dùng, từ quần áo, giày dép, đến ghế sofa, túi xách… Tuy nhiên, chất liệu da lại rất bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đặc biệt là thời tiết nồm ẩm của miền Bắc nước ta, và việc bảo quản đồ da luôn là vấn đề khó khăn đối với chủ của chúng. Sau đây, xin cung cấp thêm cho các bạn những thông tin cần biết để xử lý các vấn đề liên quan đến đồ dùng da của chúng ta nhé.
- Các loại da thường được dùng nhất:
– Da bò: bền nhất
– Da trâu: không bền như da bò, nhưng rẻ hơn
– Da cừu non: với tính chất mềm và mỏng, da cừu non thường dùng để làm áo jackets
– Da cừu trưởng thành: bền và dĩ nhiên là đắt hơn da cừu non
– Da cá sấu, da trăn, da đà điểu: sang trọng, đẹp nhưng phải qua nhiều công đoạn xử lý nên giá thành khá đắt
2. Cách bảo quản các sản phẩm bằng da:
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
– Thường xuyên đánh bóng, lau bề mặt da bằng vải mềm và sáp đặc dụng!
– Nếu lâu ngày không dùng, cho vào túi ni lông và buộc chặt.
– Nên để thêm một ít hạt hút ẩm; hoặc nhồi giấy báo vào bên trong (túi, giày, bốt da) – vừa có tác dụng hút ẩm, vừa giữ nguyên hình dáng giúp chúng không bị gãy, nứt bề mặt.
Cần lưu ý:
+ KHÔNG để sản phẩm bị ẩm ướt, tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, mồ hôi, ánh nắng hoặc khí nóng
+ KHÔNG dùng nước, benzene hay những chất làm sạch khác để lau chùi
+ KHÔNG bẻ gập (giày, thắt lưng, ví..)
+ KHÔNG phơi nắng nếu lỡ.. bị ướt
3. Xử lý các trường hợp ngoài ý muốn:
– Da bị mốc:
+Cách thứ 1: Bạn hòa cồn với nước, dùng miếng vải nhúng vào dung dịch này rồi tẩy. Nếu vết mốc quá “cứng đầu”, bạn có thể dùng xà phòng bánh và nước, sau đó dùng khăn nhúng nước để tẩy đi phần xà phòng còn bám trên da, sau đó để da tự khô. Khi tẩy, bạn nên bắt đầu bằng một mảng nhỏ, ở chỗ khó thấy để thử nghiệm. Sau vài phút, nếu không thấy có vết đổi màu thì hãy tiếp tục.Nên dùng vải ẩm hoặc bàn chải nhỏ.
+Cách thứ 2: Nếu túi xách da, bóp da của bạn bị mốc bạn có thể làm mất vết mốc đi bằng cách lấy giẻ sạch, mềm sau đó tẩm dầu thông mà chùi đi. Tuy nhiên, nếu dấu mốc ăn sâu vào trong da, chùi không sạch, bạn phải như sau : dùng giấy nhám, thứ thật nhuyễn đánh lên vết mốc cho sạch. Đánh xong, phải tô chỗ da bị đánh giấy nhám bằng loại xi đồng màu với da xung quanh. Sau cùng, bạn dùng sáp trắng dùng riêng cho sản phẩm da đánh lại cho bóng.
– Da có mùi khó chịu: Bạn dùng khăn mềm chấm một ít phấn rôm em bé đánh lên bề mặt da; hoặc mua các túi hút ẩm đặt bên ngoài và trong sản phẩm.
– Da bị ướt: Bạn dùng vải ướt lau qua một lần rồi dùng vải khô lau lại một lượt,sau đó đánh xi (nhớ dùng xi cùng màu với màu da nguyên thuỷ cuả sản phẩm) rồi nhét báo vào, làm như vậy vừa để báo hút nước vừa để giữ cho sản phẩm không bị biến dạng. Cuối cùng đặt sản phẩm lên trên giấy báo để hóng khô.
– Cách làm mất vết mỡ trên túi xách da, bóp ví da: đầu tiên, bạn phải dùng bông gòn tẩm Benzen chùi lên vết dầu mở. Da chỗ ấy sẽ lợt đi, không còn tiệp với màu da chung nữa, bạn phải đánh bóng bằng sáp cùng màu với da
– Cách giữ túi xách da không khô cứng: Đồ da bị nước mưa thấm, sau quá trình giãn nở, da thường sẽ cứng lại. Bạn nên lấy nửa củ khoai tây chà xát thật mạnh, thật kỹ trên túi xách da hoặc bóp ví da xong, bạn đánh bóng lại bằng xi, đồ da sẽ hết khô cứng hoặc bạn cũng có thể dùng sữa bò để lau túi xách da sẽ có tác dụng giúp cho da không bị khô nứt.
Thêm những kinh nghiệm bảo quản đồ da bỏ túi, chúc các bạn thành công!