Trước đây nếu đồ da khá kén khách và thường chỉ dành cho những người có thu nhập cao thì trong vài năm gần đây, đồ da đang ngày càng trở nên gần gũi với đại bộ phận người dân, đặc biệt là những người trẻ. Sự phát triển của các mô hình workshop đang góp phần làm cho thị trường này phát triển mạnh theo cả bề ngang lẫn bề sâu, với sự ra đời của hàng loạt mẫu mã, thương hiệu đáp ứng hầu như mọi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Một xưởng chế tác đồ da nhỏ trên đường. Bốn năm trước, khi bắt đầu mở xưởng, anh Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã phải tự mày mò tìm kiếm từng miếng da nguyên liệu, từng dụng cụ, thậm chí phải nhập từ nước ngoài để thỏa mãn đam mê. Bốn năm sau, chính xưởng của anh lại trở thành nơi để các bạn trẻ đến thử sức với mô hình mới này với đầy đủ dụng cụ, nguyên liệu và thậm chí có cả giáo viên đứng lớp.
Bạn Nguyễn Tuấn Dũng, Chủ cửa hàng Manmon leather chia sẻ, mình làm đồ da thì hơn 4 năm rồi, nhưng mô hình workshop cafe đồ da thủ công này thì mình mới làm được hơn 3 năm, trong qua trình làm có nhiều bạn bè hỏi và muốn được làm, muốn được trải nghiệm. Mình mới nghĩ ra ý tưởng để làm sao các bạn có thể đến, có thể ngồi cùng nhau, có thể trải nghiệm cùng nhau, có thể thư giãn, tạo ra cho mình sản phẩm mà các bạn ý mong muốn.
Sự phát triển của Manmon Leather dường như cũng khá trùng khớp với sự phát triển của thị trường đồ da Việt Nam trong những năm gần đây. Ban đầu, đồ da khá kén người dùng do giá thành cao. Thế nhưng, khi nhu cầu về những mặt hàng đồ da bình dân phát triển, thì cũng là lúc thị trường mở rộng. Nguyên liệu dễ kiếm hơn, dụng cụ đa dạng hơn, nhiều cửa hàng mở ra hơn cung cấp các sản phẩm phong phú hơn.Từ những sản phẩm giá 400 nghìn cho đến những sản phẩm đắt đỏ hơn lên đến vài chục triệu đồng, tất cả đều có thể được tìm thấy ở các cửa hiệu như thế này.
|
Sôi động thị trường đồ da handmade |
Chị Trần Ngọc Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, về đồ da thủ công thì nó mang hình ảnh khá là mộc mạc và nó có chất riêng của từng người vì mình làm nó bằng tay, nó ko giống đồ da công nghiệp, nó có cái chất riêng.
Bên cạnh sự phát triển các dòng sản phẩm phong phú, thị trường đồ da còn hấp dẫn những người trải nghiệm. Tại những workshop như thế này, với một số tiền nhất định, khách hàng có thể nhận được các dụng cụ, nguyên liệu và được hướng dẫn tự mình làm các sản phẩm đồ da tự chế. Cũng từ những workshop như vậy, nhiều bạn trẻ đã tìm thấy đam mê và thậm chí là hướng đi mới cho mình.
Chị Trà My, Minh Khai, Hai bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, em thấy là những sản phẩm đấy mang dấu ấn rất riêng của mình. Mình có thể làm ra sp mình mong muốn, màu sắc như thế nào, hình dáng ra sao và nó mang ý nghãi gì khi mình tặng quà cho người thân, bạn bè thì nó rất ý nghĩa.
Các sản phẩm đồ da khá đa dạng từ dây đeo đồng hồ, túi, ví, thắt lưng cho đến cả mặt nạ da. Nguyên liệu có thể là các loại da động vật như bò, cừu, dê, cá sấu hay chỉ là giả da,với mức giá mỗi sản phẩm từ vài trăm nghìn đến thậm chí hàng chục triệu đồng. Tính độc đáo riêng có của những món đồ handmade đã góp phần giúp đồ da hấp dẫn người tiêu dùng. Nhưng đằng sau tất cả, động lực giúp thị trường đồ da handmade phát triển, có lẽ chính là đam mê của những người thợ làm đồ da.