Da là loại vật liệu tự nhiên có độ bền hơn rất nhiều so với các loại sợi tổng hợp khác. Tuy nhiên, theo thời gian, nếu không được chăm sóc và giữ gìn, da rất dễ bị hỏng hóc. Sau đây, Vân Hà xin gửi đến các bạn 4 lưu ý khi xử lý da lâu năm có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề da thường gặp phải.
-
Tránh hiện tượng biến hình của đồ da
– Bảo quản da ở nới thoáng mát, tránh môi trường hiếm khí. Đặc biệt, da rất kị nước, khi bị thấm nước nhiều lần mà không được làm khô đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng hỏng hóc nặng. Nên bỏ túi hút ẩm vào trong những đồ dùng bằng da.
– Không treo sản phẩm da bằng móc kim loại. Với giày và túi xách, nếu không sử dụng phải nhét giấy vào trong trước khi cất giữ.
– Không bao giờ được để những vật dụng bằng da sát nền nhà. Mặc dù nền nhà có lát gạch hay tráng xi măng, hơi đất sẽ làm cho da nhanh hư, nhất là vào mùa mưa, hơi ẩm làm cho da mốc meo.
-
Đánh bóng đồ da bị bạc màu
– Vật dụng bằng da lâu ngày sẽ bị bạc màu, mất bóng. Bạn dùng miếng vải nỉ nhúng sữa tươi chà thật mạnh lên chỗ bạc màu. Sau đó, lấy vải khô lau sạch, vật dụng sẽ mới và bóng ngay. Lưu ý: bạn phải chà theo lối xoay tròn và vừa mạnh tay vừa đều tay.
– Cách thứ 2 để xử lý da là dùng dầu thông pha dấm với tỷ lệ 3 dầu : 1 dấm hoặc dầu ăn tẩm vào 1 miếng khăn mềm đánh lên mặt da. Bạn cũng phải theo lối xoay tròn, vừa mạnh tay vừa đều tay.
– Nếu không có dầu thông, bạn có thể cắt nửa củ hành tây theo chiều ngang kỳ cọ lên mặt da.
-
Xử lý da bị mốc do ẩm thấp
– Hòa 1 cốc cồn với 1 cốc nước, nhúng 1 miếng vải sạch vào dung dịch và lau lên chỗ mốc. Với những vết mốc khó tẩy hơn, dùng xà phòng bánh có chứa chất diệt khuẩn và nước. Tẩy sạch phần xà phòng dư bẳng 1 miếng vải sạch và để da tự khô (sau khi xử lý da hãy để khô tự nhiên, không dùng máy sấy).
– Các vết dầu mỡ còn dư sau khi tẩy mốc, bạn rắc bột phấn viết bảng lên vùng da bị dính bẩn và để nguyên trong 1 ngày. Ngoài ra, dầu thông tẩm vào giẻ rồi chùi sạch cũng có thể loại bỏ các vết mốc.
-
Nếu mốc ăn sâu vào da, không thể tẩy sạch có thể xử lý da như sau:
Bạn dùng giấy nhám, loại nhuyễn đánh lên vết mốc cho sạch. Sau khi đánh giấy nhám, bạn dùng xi tương đồng với màu da và dùng sáp đánh giày đánh lại cho bóng.
Trên đây là 4 lưu ý nhỏ giúp bạn có thể tự mình xử lý da khi gặp sự cố ngay tại nhà. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp bạn bảo quản và hài lòng khi sử dụng sản phẩm.
Hãy tham khảo các bài viết về bảo quản đồ da để có thêm những kiến thức mới nhất về da thuộc nhé!