NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM - Vật tư da giày Vân Hà

ngành da giầy việt nam

1. Tổng quan
Ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nền chính trị ổn định, hòa bình. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế quan bị bãi bỏ, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản xuất, Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da.

Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.

Nhiều năm trở lại đây, ngành da giày Việt Nam liên tục gây những ngạc nhiên khi liên tiếp đạt được những thành quả đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Ở thời điểm này, ngành da giày đã “ghi tên” mình vào trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày. Riêng xuất khẩu vào thị trường châu Âu, da giày Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

Theo thông tin từ Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), năm 2012, EU, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước

2. Cơ hội

Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành da giày. Lợi thế trước tiên là xóa bỏ mức thuế hiện tại từ 3,5 – 57.4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da giày về mức 0%, từ đó giúp DN ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, ngành Da giày là một trong những ngành quan trọng trong đàm phán của phía Việt Nam tại TPP. Mặc dù giá trị gia tăng của ngành da giầy không lớn nhưng với trên 500 DN, 600.000 lao động, ngành da giầy đã mang lại công việc cho một số lượng lớn lao động phổ thông. Trong tổng số lao động đó thì nữ chiếm tới 85%. Song song với các hoạt động thu hút khá lớn nguồn nhân lực thì DN còn tạo ra an sinh xã hội… đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Khi ngành Da giày Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu với lợi thế về nguồn nhân lực “vàng” sẽ tạo điều kiện làm tốt các khâu sử dụng nhiều lao động, đồng thời không có hiện tương gian lận thương mại và đã bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu lớn.

Theo Lefaso, với vai trò bên liên quan có tiếng nói tại các hội nghị Stakeholder ở Peru, Malaysia, tại các hội nghị đã đưa ra quan điểm: Ngành da giày sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường; xóa bỏ thuế nhập khẩu giày trong phạm vi các nước tham gia TPP ngay ngày đầu tiên. Hiện nay ngành này đang làm lợi cho kinh doanh sản phẩm da giày và tạo việc làm tại Mỹ; áp dụng nguyên tắc xuất xứ minh bạch, dễ sử dụng. Cùng với đó, đây cũng là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và cơ hội kinh doanh cho các bên. Quan hệ hưởng lợi từ TPP trong việc hình thành chuỗi cung ứng mới và các bên khai thác triệt để lợi ích lẫn nhau. Thậm chí còn nâng cao quan hệ tiếp nhận đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài khối.

Mới nhất, từ ngày 1/1/2014, các sản phẩm giày dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU trong vòng 3 năm là một ưu thế lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2013 với trị giá 3,4 tỷ USD

3. Thách thức

Thách thức đầu tiên cần được nhắc đến là sự cạnh tranh gay gắt với TQ, đất nước với ngành giày da lớn mạnh. Gần đây, TQ có những lợi thế như gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) trong khi bản thân những sản phẩm giày dép từ TQ cũng đã có những ưu điểm vượt trội hơn Việt Nam, chẳng hạn như đa dạng kiểu, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí, đặc biệt là công nghệ cao. Sức mua của các thị trường truyền thống (EU) vẫn ổn định tuy nhiên, Việt Nam vẫn chịu thuế và những rào cản khác với các quốc gia như Brazil, Indonesia… Từ 6/10/2006, EU thi hành thuế chống bán phá giá lên mặt hàng giày da làm từ Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Xuất khẩu sang Mỹ cũng đẩy mạnh trong những năm gần đây, nhưng thị phần của Việt Nam chỉ chiếm 2.1% so với 83.5% của TQ. Thị trường xuất khẩu khác như Nga, Đông Âu, Trung Đông, châu Phi dù không có nhu cầu cao về mẫu mã và chất lượng, Việt Nam cũng không thể thu hút được những thị trường này.

Kế tiếp, nguyên liệu để sản xuất giày da chiếm 80% giá trị trong khi công nghiệp sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Các vật liệu phụ trợ khác còn tệ hơn, những doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được những mặt hàng hạn chế như nhãn, dây giày, ren… nhưng hoàn toàn bỏ qua các phụ kiện nhựa khác, chẳng hạn khoen, móc, hạt, đồ trang trí cho giày, đặc biệt là giày trẻ em và phụ nữ. Năng lực sản xuất cho ngành này thường đến từ các công ty nhà nước và các công ty với nước ngoài, chiếm 90% năng suất. Sự thật này chứng minh rằng hiệu suất ngày giày dép phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư vốn từ các cá nhân trong và ngoài nước.

Hơn nữa, dù Việt Nam có nguồn lao động rẻ, nguồn lao động dồi dào là những người trẻ tuổi, năng suất lạo động của Việt Nam rất thấp. Thường 1 dòng sản phẩm có 450 công nhân, đạt sản lượng 500,000 đôi/ năm, bằng 1/35 của Nhật Bản, 1/30 của Thái Lan, 1/20 Malaysia và 1/10 của Indonesia.

Về mảng công nghệ, trình độ công nghệ hiện tại của ngành giày dép Việt nam đang ở mức vừa phải, tương đối trung bình, nhưng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị nước ngoài. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp. Sự thật thì lực lượng chuyên gia cũng như kiến thức và cập nhật công nghệ còn ít ỏi và cũng chưa đạt đến nhu cầu phát triển kinh doanh. Thêm vào đó, khả năng đàm phán để kí hợp đồng công nghệ cũng không mở rộng. Đây là một trong những lí do khiến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất của ngành này bị hạn chế về ngắn hạn lẫn dài hạn. Điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm sự cạnh tranh của ngành giày dép Việt Nam trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.

Tags: , , ,

Bình luận